Chăm sóc “vùng kín” khi phụ nữ mang thai đúng nhất

Mẹ mang thai có những thay đổi rõ rệt nhất là về mặt sinh lý. Trong đó, phải kể đến sự thay đổi của các nội tiết tố. Khi có sự thay đổi này sẽ kéo theo sự thay đổi về chức năng và hoạt động của các cơ quan sinh sản. Chẳng hạn, âm đạo sẽ tiết dịch nhiều hơn.

Môi trường dịch tiết ẩm ướt vùng âm đạo tạo điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện và phát triển của nấm và vi khuẩn. Chúng có thể gây nên các bệnh phụ khoa, gây ngứa ngáy, viêm nhiễm vùng âm đạo. Vậy chăm sóc “vùng kín” khi phụ nữ mang thai như thế nào cho đúng hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Tác nhân làm sinh sôi vi khuẩn và nấm trong thai kỳ

– Sự thay đổi PH vùng âm đạo là nguyên nhân chủ yếu trong các chứng viêm nhiễm phụ khoa.

– Trong các loại nấm âm đạo, phải kể đến Candida. Candida sinh sôi và phát triển mạnh mẽ hơn khi có sự tăng tiết hợp chất glycogen. Tuy nhiên, việc nhiễm nấm âm đạo trong thời gian thai nghén cũng hết sức bình thường.

Hậu quả do viêm nhiễm âm đạo đối với mẹ và thai nhi

Khi mang thai, nếu mắc những bệnh viêm nhiễm phụ khoa có thể dẫn đến những trường hợp nghiêm trọng như sẩy thai, thai chết lưu, sinh non hoặc thậm chí khi mẹ nhiễm nấm Cadida, trẻ sinh ra có nguy cơ bị viêm phổi, viêm kết mạc hoặc chậm phát triển do lây nhiễm qua ngã âm đạo trong quá trình sinh nở của mẹ.

Các viêm nhiễm vùng kín thường gặp ở mẹ bầu

– Viêm nhiễm do nấm: khí hư đặc, có thể hơi lỏng, dai dính; niêm mạc âm đạo và âm hộ ngứa, nổi mẩn đỏ.

– Viêm âm đạo do trùng roi: khí hư màu vàng, mùi hôi; âm hộ, âm đạo đau và ngứa; đi tiểu rát buốt.

– Viêm âm đạo do loạn khuẩn: khí hư có màu trắng sữa, mùi hôi như cá ươn. Tình trạng này kéo dài sẽ có nguy cơ gây sinh non do vỡ ối sớm, nhiễm khuẩn buồng ối và tử cung sau sinh.

– Viêm âm đạo không do nhiễm khuẩn: chủ yếu nguyên nhân từ việc vệ sinh không đúng cách hoặc do dị ứng với nước rửa phụ khoa, giấy vệ sinh, xà phòng, chất làm trắng vùng kín.

– Viêm đường tiết niệu: mẹ bầu mắc tiểu và đi tiểu thường xuyên, nhưng khi đi lại thấy đau buốt vùng kín hoặc đau vùng bụng dưới. Nếu không chữa trị, có thể dẫn đến xuất huyết đường tiểu, gây biến chứng sốt cao.

Những điều cần nhớ trong việc phòng và điều trị viêm nhiễm phụ khoa cho mẹ bầu

– Vệ sinh vùng kín hàng ngày nên nhớ không thụt rửa sâu trong âm đạo. Rửa theo chiều từ trước ra sau, tránh viêm nhiễm chéo từ vùng hậu môn.

– Tránh dùng xà phòng có chất tẩy mạnh vệ sinh vùng kín để không gây khô rát, dị ứng và làm thay đổi môi trường âm đạo, tạo điều kiện cho các loại nấm sinh sôi. Hãy sử dụng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ và an toàn từ thiên nhiên

dụng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ và an toàn từ thiên nhiên
dụng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ và an toàn từ thiên nhiên

– Tắm nhanh với nước mát hoặc nước ấm để giảm ngứa khi đang viêm nhiễm. Tuyệt đối không nên tắm lâu trong bồn hoặc ngâm mình trong vùng nước ao hồ nhiễm khuẩn.

– Mặc quần trong loại 100% cotton đã được giặt sạch và phơi trực tiếp dưới ánh mặt trời. Thay quần một ngày 2 lần nếu đang viêm nhiễm để tạo môi trường khô ráo.

– Mặc thoáng mát, không bó chặt.

– Tránh ra ngoài lúc trời nắng gắt hay ở lâu những nơi nóng bức.

– Thực hiện chế độ ăn uống ít đường, bổ sung dầu ôliu, dầu gan cá, rau quả, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa. Đồng thời uống nhiều nước khoảng 2,5l/ngày.

– Khi phát hiện viêm nhiễm, mẹ bầu cần được điều trị dứt điểm để không gây biến chứng trong thai kỳ và trong quá trình sinh nở gây ảnh hưởng không tốt đến trẻ.

Chúc các chị em có một thai kì khỏe mạnh!

0973.632.013
0973.632.013