Trẻ nhỏ có làn da mỏng manh và nhạy cảm nên dễ bị ảnh hưởng bởi mọi tác nhân từ môi trường. Trong dân gian, các bà, các mẹ thường nấu lá tía tô lấy nước để tắm cho con, giúp bé có làn da mát lành, nhanh hết tổn thương do rôm mụn. Vậy tắm lá tía tô cho bé có tác dụng gì? Làm thế nào cho đúng? Mẹ cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Mô tả về cây tía tô
Tên gọi khác của tía tô: Tô ngạnh, Tử tô, Tô diệp, Xích Tô,..
Tên khoa học: Perilla fructescens
Họ: thuộc họ hoa môi (Lamiaceae)
Đặc điểm phân bố:
Tía tô có nguồn gốc tại Ấn độ và nhiều nước tại Đông Nam Á. Tía tô rất dễ kiếm, ở nước ta, tía tô trồng phổ biến ở mọi miền, được người dân trồng nhiều trong vườn nhà để ăn rau sống, làm rau gia vị.
Đặc điểm sinh học:
Cây có chiều cao trung bình khoảng 50 – 100cm.
Lá cây màu tím (ở một hoặc cả 2 mặt lá), có nhiều răng cưa nhỏ, trên mặt lá có một lớp lông nháp mỏng, lá thường mọc đối xứng với nhau qua thân cây.
Hoa tía tô có màu tím hoặc trắng, mọc thành xim, ở đầu cành cây.
Quả hình cầu
Thành phần hóa học:
Khi chiết ép tinh dầu từ lá tía tô, người ta phân tích được trong thành phần của tinh dầu có rất nhiều hợp chất khác nhau:Theo Đông y, lá tía tô có vị cay, tính ấm, thường được sử dụng để trừ cảm mạo, sốt, ho, long đờm chữa phong hàn, ngộ độc, nôn mửa, an thai, phong tê thấp. Không chỉ vậy, loại lá này còn có tác dụng rất tốt trong việc trị các bệnh ngoài da ở trẻ nhỏ và người lớn.
Khi phân tích các thành phần của lá tía tô, các nhà nghiên cứu thấy rằng tanin và glucosid có trong dịch chiết của lá có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt, giúp chống lại viêm da hiệu quả. Chính vì thế mà loại lá này thường được sử dụng trong các bài thuốc trị bệnh ngoài da.
Ngoài ra, lá tía tô còn có Luteolin và Acid Rosmarinic, hai thành phần này có công dụng chống viêm và dị ứng cơ thể, Eczema và các bệnh ngoài da khác…
Flavoinoid là một một loại chất chuyển hóa trung gian của thực vật, nó có mặt trong nhiều loại thực vật, người ta khám phá ra có khoảng 4000 – 6000 loại flavoinoid khác nhau. Tuy nhiên, flavoinoid trong lá tía tô là yếu tố cần thiết để tăng cường hấp thu vitamin C trong cơ thể. Mà vitamin C lại là “nguyên liệu” quan trọng để tái tạo mô, giúp sửa chữa các vùng da bị tổn thương. Vì thế, nếu bé có tổn thương ngoài da do các bệnh như thủy đậu, rôm sảy, lở ngứa,…mà dùng nước lá tía tô để tắm thì sẽ rất tốt, giúp vùng da này nhanh lành.
Khi nấu nước tắm, tinh dầu trong lá tía tô bay lên có một mùi hương nhẹ, rất dễ chịu, có tác dụng an thần, giải trừ mệt mỏi, stress, nó sẽ giúp bé có giấc ngủ sâu hơn. Mẹ nên massage sau khi tắm nước lá tía tô cho bé để bé nhanh đi vào giấc ngủ.
Hướng dẫn cách tắm lá tía tô cho bé
- Bước 1: Mẹ hái một nắm lá tía tô lớn hoặc mua tía tô ngoài chợ. Sau đó, rửa lá thật sạch với 2 – 3 lần nước, ngâm lá với nước muối 15 phút rồi vớt ra, tráng lại bằng nước sạch một lần nữa.
- Bước 2: Cho lá vào nồi, đun sôi với 2 lít nước. Sau khoảng 10 phút thì tắt bếp.
- Bước 3: Đổ nước lá vào chậu tắm, vớt hết lá thừa bỏ ra ngoài. Mẹ nên pha thêm nước lạnh để cân đối nhiệt độ của chậu nước tắm, mẹ có thể dùng nhiệt kế (hoặc cảm nhận bằng cùi chỏ tay) để đo nhiệt độ của nước, nhiệt độ nước ở ở ngưỡng 35 – 38 độ C là phù hợp.
- Bước 4: Mẹ đặt bé vào chậu và tắm cho bé. Mẹ lưu ý nên lau rửa thật nhẹ nhàng những vùng da mẩn ngứa, rôm sảy, lau kỹ hơn ở những vùng da nhiều khe kẽ, để loại bỏ sạch cặn bẩn và mồ hôi tích tụ.
- Bước 5: Sau khi tắm với nước lá, mẹ nên cho bé tắm tráng lại với nước sạch để rửa trôi hoàn toàn bột lá lắng trên da, tránh để nước lá làm vàng da bé. Cuối cùng, mẹ lau khô cơ thể cho bé và cho con mặc quần áo mới.
Mẹ cần lưu ý những gì khi tắm lá tía tô cho bé?
1/ Khi mua lá tía tô ở chợ, mẹ nên chọn những cửa hàng uy tín để tránh mua phải lá có lẫn thuốc kích thích, thuốc bảo vệ thực vật. Nếu có lá sẵn của nhà trồng là tốt nhất. Mẹ cũng đừng quên nhặt bỏ lá già, sâu bệnh trước khi nấu nước tắm cho bé.
2/ Mặc dù lá tía tô rất lành tính, tuy nhiên mẹ vẫn nên kiểm tra độ nhạy cảm trên da của bé, bằng cách bôi một chút nước lá tía tô lên phần mặt dưới cổ tay và chờ khoảng 1 tiếng. Nếu như da bé không có dấu hiệu bất thường, thì mẹ có thể yên tâm để tắm toàn thân cho con.
3/ Nước lá tía tô có tính kháng khuẩn tốt, giúp cho tổn thương do hăm tã, rôm sảy, mụn nhọt trên da em bé nhanh lành. Nhưng không phải vì thế mà mẹ cố tình lạm dụng, tắm hằng ngày cho con bằng nước lá, điều này hoàn toàn không tốt. Mẹ chỉ nên tắm cho con với nước lá tía tô từ 2 đến 3 lần mỗi tuần, và thực hiện chỉ trong khoảng 2 tuần.
4/ Mẹ không nên sử dụng nước lá đã để qua đêm, vì lúc này các thành phần trong nước lá đã biến chất, không còn tác dụng. Tắm cho bé với nước này còn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng.
5/ Nếu mẹ tắm lá tía tô cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn, hãy dùng khăn quấn phần thân dưới của bé, sau đó lấy một chiếc khăn xô nhỏ, nhúng nước tắm và vệ sinh da vùng mặt và phần thân trên của con. Sau đó, mẹ lấy một chiếc khăn xô mới, nhúng vào chậu nước tắm thứ 2, lau sạch phần trên cơ thể bé. Mẹ thực hiện tương tự với vùng da bên dưới của bé, không để nước tiếp xúc với cuống rốn để tránh bị nhiễm trùng.
6/ Để con không bị cảm lạnh, mẹ nên tắm cho bé thật nhanh, chỉ 5 phút là đủ, tốt hơn mẹ nên chuẩn bị đầy đủ trang phục thay mới cho con và dụng cụ để tắm gội cần thiết. Phòng tắm phải đảm bảo kín gió, có nhiệt độ phù hợp.
7/ Ngoài ra, với bé sơ sinh vài tháng tuổi, vì khả năng chịu lạnh còn kém, vì vậy, mẹ cũng nên tắm cho bé khi thời tiết ngoài trời đủ ấm áp. Không tắm khi con vừa ngủ dậy, không tắm khi bé vừa bú, ăn no, không tắm khi bé đang quấy khóc hay bị ốm.
Sữa tắm tía tô của Thảo Mộc Kim Nhan
Nếu mẹ thấy tắm bằng lá tía tô mất thời gian và khó kiếm thì hãy tham khảo Sữa Tắm Tía Tô của nhà Thảo Mộc Kim Nhan
Thành phần: Tinh dầu bạc dương, tinh dầu tràm, tía tô, mướp đắng, trầu không, hương nhu, trà xanh, hoa hồng, kim ngân hoa, lá khế chua, sài đất, glycerin, Vitamin B5…
Công dụng:
- Phòng được cảm cúm, ho, lạnh do thời thiết thay đổi.
- Phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh có liên quan tới đường hô hấp, cân bằng tinh thần, tăng cường miễn dịch cho cơ thể khỏe mạnh. – Mùi thơm của sản phẩm nhẹ dịu giúp bé ngủ ngon hơn sau khi tắm.
- Độ PH của sản phẩm dịu nhẹ vừa giúp ngăn ngừa vi khuẩn làm hăm da, rôm, ngứa hay do sử dụng tã, bỉm gây ra vừa không gây kích ứng cho da.
Với hướng dẫn và những lưu ý trên, hy vọng bạn sẽ biết cách tắm lá tía tô cho trẻ sơ sinh an toàn và đúng chuẩn tại nhà. Chúc các mẹ thành công!